Sự nổi lên của Gorbachev Lịch_sử_Liên_Xô_(1985–1991)

Tổng Bí thư Đảng Mikhail Gorbachev năm 1987Ảnh chiến binh mujahideen Afghanistan được chụp trong cuộc Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan.

Năm 1985 đánh dấu sự vươn tới chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô của Mikhail Gorbachev tiếp sau cái chết của Konstantin Chernenko. Mặc cho những cố gắng nhằm đưa ra các ý tưởng như glanost (sự mở rộng chính trị) và perestroika (cơ cấu lại kinh tế), Gorbachev thấy mình đang phải lãnh đạo một đế chế suy tàn. Liên Xô phải đối mặt với sự chống đối từ bên ngoài qua tính kiêu căng của sự vượt trội quân sự của phương Tây và cuộc đấu tranh bên trong không ngừng nghỉ của các nước cộng hoà do Boris Yeltsin lãnh đạo đòi quyền chủ quyền. Một cuộc đảo chính bất thành mùa hè 1991 chống lại bộ máy chính quyền Gorbachev đã thúc đẩy nhanh chóng đến sự qua đời của Liên bang Xô viết. Sự tan rã chính thức của Liên Xô được hoàn thành vào ngày Giáng sinh, 1991, khi Gorbachev từ chức và các nước cộng hoà riêng biệt lấy lại vai trò của chính phủ trung ương. Vào ngày 31 tháng 12 năm 1991, lá cờ Xô viết bị hạ xuống lần cuối cùng trên điện Kremlin.

Mặc dầu cải cách đã bị ngừng khoảng giữa 1969–1982, sự nổi lên của thế hệ mới đã tạo ra động lượng mới cho cải cách. Sự thay đổi các mối quan hệ với Hoa Kỳ có thể cũng là một sự thúc đẩy cho cải cách. Trong khi chính Jimmy Carter là người đã chấm dứt chính sách lắng dịu tiếp sau sự can thiệp của Liên Xô vào Afghanistan, những căng thẳng Đông-Tây trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan (1981–1985) gia tăng đến mức căng thẳng chưa từng thấy kể từ sau vụ khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Vào năm 1985, một giai đoạn cầm quyền ngắn của Konstantin Chernenko như Tổng thư ký đã chấm dứt với cái chết của ông và sự đảm đương vị trí đó của Mikhail Gorbachev.

Vào thời điểm Gorbachev đánh dấu sự khởi đầu của một quá trình sẽ dẫn tới sự sụp đổ chính trị của Liên bang Xô viết và kết quả phá huỷ nền kinh tế hành chính mệnh lệnh Xô viết thông qua các chương trình glanost (mở rộng chính trị), perestroika (cơ cấu lại kinh tế), và uskorenie (tăng tốc phát triển kinh tế), nền kinh tế Xô viết phải chịu ảnh hưởng cả từ lạm phát ẩn và sự thiếu hút nguồn cung khắp nơi bị trầm trọng thêm bằng việc mở cửa ngày càng nhiều các chợ đen làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế chính thức.

Nó là một minh chứng rằng các chính sách của Gorbachev về mở cửa và dân chủ hoá đã bắt đầu vượt ra ngoài kiểm soát và vượt quá khỏi điều đã dự định. Đổi mới và công khai thẳng thắn đã trưng bày về việc làm sao một khi Đảng cộng sản cách mạng đã trở thành một thứ suy tàn tại một nơi cực trung tâm của xã hội.

Cải cách

Phân chia hành chính Liên bang Xô viết năm 1989

Luật hợp tác xã có hiệu lực tháng 5 năm 1988 có lẽ là biện pháp cải cách kinh tế cơ bản nhất ở đầu thời kỳ cầm quyền của Gorbachev. Lần đầu tiên kể từ chính sách Kinh tế mới của Vladimir Lenin, luật cho phép sở hữu tư nhân trong lĩnh vực dịch vụ, chế tạo và thương mại với nước ngoài. Theo đó, các nhà hàng, cửa hiệu và nhà máy chế biến kiểu hợp tác xuất hiện.

Glasnost cho phép tự do ngôn luận và báo chí lớn hơn. Dường như mục tiêu thứ nhất của Gorbachev khi đưa ra glasnost là tạo sức ép lên những người bảo thủ đang phản đối các chính sách tái cơ cấu kinh tế của ông và ông cũng hy vọng rằng với sự cởi mở, các cuộc tranh luận và tham gia ở mọi tầng lớp, toàn bộ người dân Liên Xô sẽ ủng hộ các sáng kiến cải cách của ông.

Hàng nghìn tù nhân chính trị và nhiều người bất đồng cũng được thả. Xã hội Xô viết được tự do nghiên cứu và xuất bản về nhiều chủ đề trước kia từng bị giới hạn, gồm cả việc tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến. Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công cộng Toàn Liên bang (VCIOM) — tổ chức nghiên cứu có uy tín nhất ở thời điểm này - cũng được mở cửa. Các kho tài liệu lưu trữ nhà nước được tiếp cận rộng hơn, và một số con số thống kê xã hội từng bị giữ bí mật được công khai cho mục đích nghiên cứu và xuất bản với những chủ đề nhạy cảm như chênh lệch thu nhập, tội phạm, tự tử, phá thai, tỷ lệ tử vong trẻ em. Trung tâm nghiên cứu giới đầu tiên được mở cửa bên trong một Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội Dân cư Loài người mới được thành lập.

Tháng 1 năm 1987, Gorbachev kêu gọi dân chủ hoá: các yếu tố dân chủ như bầu cử đa đảng được đưa vào quá trình chính trị Liên Xô. Một hội nghị năm 1987 được nhà kinh tế Liên Xô và cố vấn của Gorbachev Leonid Abalkin tiến hành, kết luận: "Những sự chuyển đổi sâu trong việc quản lý nền kinh tế không thể thực hiện nếu không có những thay đổi kèm theo trong hệ thống chính trị."[2]

Tháng 6 năm 1988, tại Đại hội lần thứ 19 Đảng Cộng sản Liên Xô, Gorbachev đưa ra những cải cách căn bản nhằm giảm bớt sự quản lý của đảng với các cơ cấu chính phủ. Tháng 12 năm 1988, Xô viết Tối cao thông qua việc thành lập một Đại hội Đại biểu Nhân dân, mà những sửa đổi hiến pháp đã lập ra như cơ quan lập pháp mới của Liên Xô.

Cuộc bầu cử Đại hội được tiến hành trên toàn Liên bang Xô viết vào tháng 3 và tháng 4 năm 1989. Gorbachev, với tư cách Tổng bí thư Đảng Cộng sản, có thể bị buộc phải từ chức ở bất kỳ thời điểm nào nếu giới lãnh đạo cộng sản bất mãn với ông. Nhằm tiến hành các biện pháp cải cách bị đa số đảng viên chống đối, Gorbachev muốn củng cố quyền lực ở một cương vị mới, Tổng thống Liên Xô, độc lập với Đảng Cộng sản và các xô viết (hội đồng) và người nắm giữ chức vụ này chỉ có thể bị buộc tội trong trường hợp vi phạm trực tiếp vào luật pháp[3]. Ngày 15 tháng 3 năm 1990, Gorbachev được bầu làm tổng thống hành pháp đầu tiên. Cùng thời điểm đó, hiến pháp được thay đổi để loại bỏ Đảng Cộng sản Liên xô khỏi quyền lực chính trị.

Những hậu quả không dự tính

Những nỗ lực của Gorbachev nhằm tổ chức lại hệ thống cộng sản có hứa hẹn, nhưng hoàn toàn không thể kiểm soát và dẫn tới một loạt các sự kiện cuối cùng kết thúc với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Ban đầu được dự định làm các công cụ để thúc đẩy nền kinh tế Xô viết, các chính sách perestroika và glasnost nhanh chóng dẫn tới những hậu quả không lường trước.

Sự tự do có được dưới chính sách glasnost dẫn tới việc Đảng Cộng sản mất quyền kiểm soát tuyệt đối với truyền thông. Từ trước đó, và là sự bối rối với chính quyền, truyền thông bắt đầu công khai các vấn đề kinh tế xã hội nghiêm trọng mà chính phủ từ lâu bác bỏ và cố gắng che đậy. Các vấn đề ngày càng được quan tâm nhiều gồm điều kiện nhà ở kém, nạn nghiện rượu, sử dụng ma tuý, ô nhiễm, các nhà máy từ thời Stalin đã quá cũ kỹ, và tình trạng tham nhũng từ nhỏ đến lớn, tất cả những điều mà truyền thông chính thức đã cố tình bỏ qua. Báo chí cũng không ngại ghi chép những hành động sai lầm của chính phủ Liên Xô dưới thời Stalin như gulag, hiệp ước của ông với Adolf Hitler, cuộc Đại thanh trừng và các nạn đói, vốn đã bị truyền thông chính thức giấu kín. Hơn nữa, cuộc chiến tranh đang diễn ra tại Afghanistan, và sự xử lý kém thảm hoạ Chernobyl năm 1986, mà Gorbachev đã cố che dậy, càng làm xấu đi hình ảnh của chính phủ Xô viết ở thời điểm sự bất mãn đang gia tăng.

Tính chung, hình ảnh tươi đẹp về cuộc sống ở chế độ Xô viết từ lâu được trưng ra trước công chúng bởi truyền thông chính thức nhanh chóng tan vỡ, và những mặt tiêu cực của đời sống xã hội ở Liên Xô liên tục bị đem ra soi xét[4]. Điều này gây ảnh hưởng tới lòng tin của dân chúng với hệ thống Xô viết và làm xói món cơ sở quyền lực xã hội của Đảng Cộng sản, đe doạ tính đồng nhất và sự thống nhất của chính nhà nước Liên bang Xô viết.

Sự xung đột giữa các nhà nước thành viên Khối hiệp ước Warszawa và sự lôi kéo của các nước phương Tây, lần đầu xuất hiện với việc Lech Wałęsa nổi lên nắm quyền lãnh đạo liên đoàn thương mại Công đoàn đoàn kết năm 1980, càng tăng tốc, khiến Liên Xô không còn có thể dựa vào các nước vệ tinh Đông Âu của mình làm một vùng đệm bảo vệ nữa. Tới năm 1989, Moscow đã từ bỏ Học thuyết Brezhnev để chuyển sang một chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đồng minh trong Khối Warszawa, mỗi nước trong khối dần chứng kiến chính phủ cộng sản của mình mất quyền lực sau các cuộc bầu cử nhân dân, và trong trường hợp România, là một nổi dậy bạo lực. Tới năm 1991 các chính phủ cộng sản tại Bulgaria, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary, Ba LanRomânia, đều từng được dựng lên sau Thế chiến II, đều bị hạ bệ sau các cuộc cách mạng năm 1989.

Liên Xô cũng bắt đầu rơi vào tình trạng chuyển biến khi các hậu quả chính trị của glasnost diễn ra trên khắp đất nước. Dù có những nố lực ngăn chặn, sự chuyển biến tại Đông Âu đã lan tới các nhà nước bên trong Liên bang Xô viết. Trong cuộc bầu cử quốc hội địa phương tại các nước cộng hoà hợp thành, những người theo chủ nghĩa quốc gia cũng như những người cải cách triệt để nổi lên. Khi Gorbachev đã làm suy yếu hệ thống chính trị bên trong, khả năng chính phủ trung ương Moscow áp đặt ý chí lên các nước cộng hoà hợp thành đã giảm nhiều. Những cuộc tuần hành hoà bình rộng lớn tại các nước cộng hoà vùng Baltic như Con đường BalticCách mạng Hát đã thu hút sự chú ý của quốc tế và thúc đẩy các phong trào độc lập ở nhiều vùng khác.

Sự nổi lên của chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa dân tộc dưới chính sách tự do ngôn luận nhanh chóng khơi lại những căng thẳng sắc tộc vốn bị kìm nén ở nhiều nước cộng hoà Xô viết, càng làm mất đi hình ảnh lý tưởng về một nhân dân Xô viết thống nhất, một vùng với đại đa số người Armenia ở Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan, đã thông qua một nghị quyết kêu gọi thống nhất với Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Armenia. Bạo lực chống lại người Azerbaijan địa phương được chiếu trên truyền hình Liên xô, kích động những vụ thảm sát người Armenia ở thành phố Sumgait của Azerbaijan.

Được khuyến khích bởi không khí tự do của glasnost, sự bất mãn của dân chúng với các điều kiện kinh tế trở nên mạnh mẽ hơn hết trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào trước đó của Liên Xô. Dù perestroika được coi là hành động táo bạo trong bối cảnh lịch sử Xô viết, những nỗ lực cải cách kinh tế của Gorbachev vẫn chưa đủ triệt để để tái khởi động nền kinh tế đã rơi vào tình trạng trì trệ kinh niên từ cuối thập niên 1980. Những cuộc cải cách tạo ra một số sự xâm nhập trong việc phi trung ương hoá, nhưng Gorbachev và bộ máy của mình đã không đụng chạm tới các yếu tố nền tảng của hệ thống Stalin, gồm kiểm soát giá cả, sự không thể chuyển đổi của đồng ruble, việc loại bỏ sở hữu tư nhân, và sự độc quyền của chính phủ với các phương tiện sản xuất.

Tới năm 1990, chính phủ Liên Xô đã mất kiểm soát với các điều kiện kinh tế. Chi tiêu chính phủ gia tăng nhanh chóng bởi số lượng các doanh nghiệp thua lỗ yêu cầu trợ cấp của chính phủ và việc trợ cấp giá hàng tiếp tục tăng thêm. Các khoản thu từ thuế giảm sút khi chính phủ các nước cộng hoà và chính phủ địa phương từ chối chi trả chúng cho chính quyền trung ương bởi sự lớn mạnh của chính quyền tự trị địa phương. Chiến dịch chống rượu cũng làm giảm nguồn thu từ thuế, mà vào năm 1982 chiếm khoảng 12% toàn bộ ngân sách nhà nước. Việc chính phủ trung ương không còn được tham gia nhiều vào quyết định sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực hàng hoá tiêu dùng, dẫn đến sự tan vỡ trong quan hệ sản xuất-tiêu thụ truyền thống nhưng cũng không góp phần vào việc xây dựng một mối quan hệ mới. Vì thế, thay vì cơ cấu lại hệ thống, việc phi trung ương hoá của Gorbachev gây ra tình trạng ứ đọng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Liên_Xô_(1985–1991) http://rt.com/news/ussr-collapse-economic-reunion-... http://rt.com/news/ussr-collapse-world-secure-645/ http://www.brookings.edu/press/Books/2007/collapse... http://psi.ece.jhu.edu/~kaplan/IRUSS/BUK/GBARC/buk... http://www.4020.net/eastbloc/ http://www.aei.org/issue/25991 http://www.electionguide.org/elections/id/2694/ http://simon31.narod.ru/syndromeofsocialism.htm http://www.sgu.ru/rus_hist/people/?pid=226 http://www.bbc.co.uk/history/worldwars/coldwar/sov...